Thực phẩm chế biến là gì?
Thực phẩm chế biến là thực phẩm đã qua tác động, không còn ở trạng thái ban đầu, tự nhiên của nó.
Bản chất của thực phẩm bị can thiệp để trông bắt mắt hơn, cảm giác ngon hơn và để được lâu hơn. Chính những điều “phi tự nhiên” này khiến chúng trở thành thực phẩm không an toàn nếu ăn quá nhiều.
Các cấp độ chế biến
1 loại thực phẩm có thể trải qua nhiều cấp độ chế biến như trong ví dụ của bắp Mỹ dưới đây:
Năm 2017, Carlos Monteiro, giáo sư dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng ĐH Sao Paulo (Brazil), cùng cộng sự công bố bảng phân loại thực phẩm có tên là NOVA trên tạp chí khoa học dinh dưỡng World Nutrition, chia thực phẩm làm 4 nhóm dựa theo mức độ chế biến.
Theo bảng phân loại NOVA, thực phẩm có thể phân thành các nhóm: không chế biến (trái cây, rau, các loại hạt, trứng, thịt), chế biến tối thiểu (sấy, tiệt trùng, nấu, ướp lạnh), chế biến (bảo quản rau củ, cá đóng hộp, pho mát) và siêu chế biến.
Trang Vox đưa ra định nghĩa cô đọng hơn: Thực phẩm siêu chế biến chính là “thực phẩm được tạo ra ở các nhà máy bằng cách bơm đầy hóa chất và các chất phụ gia khác để tạo màu sắc, hương vị, kết cấu”, và quá trình chế biến này “thường làm tăng hương vị cùng hàm lượng calorie của thực phẩm nhưng cũng đồng thời tước đi chất xơ, vitamin và chất dinh dưỡng của chúng”. (theo tuoitre.vn)
Các dạng chế biến
Tồn tại một số dạng chế biến như:
- Đông lạnh như là rau đông lạnh
- Đóng hộp như là cá ngừ đóng hộp
- Làm khô như là khô gà, khô mực.
- Rang, nướng như là các loại hạt rang
- Xay xát như là bột mì nguyên cám.
- Ngoài ra còn có các hình thức như gia nhiệt, thanh trùng, đóng hộp, lên men và sấy khô,…
Thực phẩm chế biến có hại không?
Có và không.
Không phải tất cả các thực phẩm đã qua xử lý đều có hại, đặc biệt là đối với các nguyên liệu cần chế biến để tăng giá trị dinh dưỡng của chúng.
Đa phần các loại thịt có nguồn gốc từ động vật như thịt bò, heo, gà cần phải qua đun nấu để diệt khuẩn và loại bỏ tạp chất; tuy nhiên chỉ nên ăn tối đa vài lần một tuần. Một số loại cá như cá hồi có thể ăn sống nhưng nên ăn khi còn tươi, vừa được cắt ra để tránh tình trạng cá bị oxy hoá và vi khuẩn, các loại trùng phát triển.
Một số loại thực vật như tỏi khi băm nhuyễn và để trong không khí khoảng 15 phút sau đó dùng để ăn, nấu, ngâm thì sẽ tốt hơn nhiều. Bởi một số chất như allicin – một hợp chất “kháng sinh tự nhiên” xuất hiện sau khi tỏi bị oxy hóa. Hay như các loại nước như Kombucha được lên men từ trà để hỗ trợ tiêu hoá rất tốt.
Các phương pháp chế biến tối thiểu trong một số trường hợp còn hỗ trợ rất tốt trong bảo quản thực phẩm.
Tuy nhiên, nhìn chung ta nên ăn uống càng gần với tự nhiên càng tốt. Nghĩa là khẩu phần ăn của ta nên chứa từ 40% – 60% trái cây, rau củ tươi sống là lý tưởng.
Loại thực phẩm chế biến có hại
Tất cả thực phẩm siêu chế biến đều có hại.
Quá trình hình thành thực phẩm siêu chế biến bao gồm nhiều bước, chẳng hạn như: Thêm muối và đóng hộp. Quá trình này cũng mang lại các thành phần mà bạn sẽ không tìm thấy trong sản phẩm thực phẩm tự nhiên. Chúng bao gồm màu sắc và hương vị nhân tạo, chất bảo quản và các thành phần, chẳng hạn như chất nhũ hóa, nhằm làm cho hình thức hoặc kết cấu của thực phẩm hấp dẫn hơn.
Một số thực phẩm siêu chế biến điển hình có thể kể đến như: món ăn được chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh, bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt, kẹo và các loại đồ ngọt khác, các sản phẩm làm từ sữa, nước uống có gas, thực phẩm (mì, ngũ cốc, xúp) ăn liền, thịt ăn trưa,…
Nghiên cứu mối liên quan giữa thực phẩm siêu chế biến với một số vấn đề sức khỏe. Chúng để lại nhiều độc tố lắng đọng trong cơ thể khi tiêu thụ trong thời gian dài. Những người ăn nhiều thức ăn này có nhiều khả năng bị béo phì và mắc bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tim và bệnh mạch máu bao gồm cả đột quỵ và nhiều chứng bệnh mãn tính khác. Ăn quá nhiều thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Tùy thuộc vào mức độ chế biến, nhiều chất dinh dưỡng có thể bị phá hủy hoặc mất đi Nếu lột bỏ lớp vỏ ngoài của trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ loại bỏ lớp dinh dưỡng thực vật (phytochemical) và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hoá và chống oxy hoá. Làm nóng hoặc sấy khô thực phẩm có thể phá hủy một số vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra, gần như 90% các thực phẩm đóng hộp bạn mua ngoài siêu thị ngày nay chứa thành phần biến đổi gen, nguy cơ cao chúng còn phơi nhiễm các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu.
Một số mẹo hạn chế thành phần không tốt khi sử dụng thực phẩm chế biến
1. Mua sắm thông minh hơn
Các cửa hàng trái cây và rau quả, chợ lớn nhỏ ở địa phương, siêu thị là những nơi tuyệt vời để dự trữ thực phẩm tươi, không qua chế biến. Mua thực phẩm không qua chế biến có thể tiết kiệm hơn vì chúng giúp cơ thể cảm thấy mau no hơn thực phẩm chế biến cao.
Cố gắng đặt mục tiêu là mua 40% thực phẩm là rau và trái cây. Mua sắm theo mùa và săn sale cũng là một cách. Không cần lúc nào cũng phải là sản phẩm tươi, xanh không qua chế biến – trái cây và bao bì đóng hộp hoặc đông lạnh cũng là những lựa chọn tuyệt vời vì những loại thực phẩm này được chế biến ít và không bị mất đi các chất dinh dưỡng ban đầu.
2. Kiểm tra nhãn thực phẩm
Trong khi thực phẩm đóng gói có thể tiện lợi và ngon miệng, nhiều loại trong số chúng đã được chế biến rất nhiều. Một danh sách nguyên liệu dài đầy những từ mà bạn không thể phát âm là một dấu hiệu cho thấy thực phẩm đã được chế biến quá nhiều.
Rất nhiều thực phẩm chế biến được giật tít quảng cáo như: “tự nhiên”, “hữu cơ” và “không thêm đường”, “tốt cho sức khoẻ”. Tuy nhiên, ta không thể đảm bảo là tính xác thực của chúng. Hãy nhìn hình ảnh trên, chắc chắn đó không phải là thực phẩm con người có thể ăn mà lại có sức khoẻ bình thường.
3. Nấu ăn tại nhà
Chuẩn bị thức ăn của riêng bạn cho phép bạn quyết định các thành phần và số lượng chất có trong bữa ăn của bạn. Chắc chắn các món ăn tự làm thường sẽ không bắt mắt và ngon miệng như các món bán ở ngoài tiệm ăn, bù lại lợi ích về sức khỏe mà các món ăn tự nấu mang lại là rất lớn. Nhiều trường hợp cho thấy những người hay ăn ngoài, đồ ăn được chế biến nhiều lần, nhiều dầu mỡ và gia vị có nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tiểu đường cao hơn người hay ăn đồ ăn được chế biến tại nhà.
4. Khi đi ăn ngoài
Khi đi ăn ở ngoài, bạn sẽ không có nhiều quyền kiểm soát thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm như ở nhà. Nhưng bạn có thể làm một số điều để tránh thực phẩm chế biến quá kỹ khi ra ngoài. Ví dụ: bạn có thể hỏi người phục vụ của mình món ăn nào được làm tại nhà hàng và không sử dụng thực phẩm đã được đóng gói sẵn. Bạn cũng có thể yêu cầu nước xốt, nước sốt hoặc gia vị đóng chai được bày riêng với mới ăn chính.
5. Thay đổi thức ăn vặt
Đa số thức ăn vặt như snack, bánh kẹo mua ở ngoài đã qua chế biến nhiều. Tuy nhiên, ta có thể cải thiện việc ăn vặt bằng cách thay thế chúng với một số loại trái cây tươi, các loại hạt như: hạt bí, hạt macca, hạt hướng dương,…
🌱 Trên đây là những thông tin căn bản về thực phẩm chế biến! Bạn hãy tham khảo để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình nhé! Trong bài tiếp theo tớ sẽ nêu cụ thể hơn về thực phẩm siêu biến và tác hại của nó. Bạn hãy đón đọc nhé! 🌱