Thời điểm này, ở phạm vi toàn cầu, đã bắt đầu ngăn chặn được sự lan rộng của GMO. Không khó để ta bắt gặp những nhãn dán non-GMO trên thực phẩm khi đi mua sắm trong siêu thị.
Vậy GMO là gì và tác hại của nó ghê gớm như thế nào? Vì sao GMO lại vướng phải nhiều phản đối và chỉ trích từ cộng đồng quốc tế đến thế?
Thực trạng
Theo số liệu điều tra đến năm 2020, diện tích trồng các giống cây biến đổi gen của Việt Nam là 30 – 50% diện tích đất nông nghiệp. Trong thực tế, vấn đề này là rất phổ biến, nhiều chuyên gia tin rằng hơn 60 phần trăm tất cả các loại thực phẩm được bán tại các siêu thị hoặc có chứa thành phần biến đổi gen hoặc là một GMO hoàn toàn.
Như vậy, nước ta là một trong những quốc gia có tỷ lệ thực phẩm GMO cao. Đâu đâu cũng là thực phẩm GMO, chúng len lỏi vào từng mâm cơm của người tiêu dùng… điều này khiến không ít người lo lắng.
Thực phẩm biến đổi gen là gì?
Thực phẩm GMO (Genetically Modified Organism) – hay còn gọi là thực phẩm biến đổi gen, bao gồm thực vật và động vật đã được áp dụng quá trình biến đổi theo ý muốn của con người thông qua kỹ thuật di truyền. Công nghệ này nhằm tạo ra sự kết hợp vốn dĩ không thể xảy ra trong tự nhiên của cây trồng, động vật, vi khuẩn và gen của virus.

GMO được phát triển với mục đích tốt đẹp là tạo ra nguồn thực phẩm nhiều dinh dưỡng, tăng khả năng kháng lại sâu bệnh hoặc để cây trồng cứng cáp hơn, bảo quản được lâu… Bên cạnh đó giúp sản phẩm sau thu hoạch có màu sắc đẹp hơn, vòng đời lâu hơn hoặc tạo ra các thực vật không hạt như dưa hấu, nho…
Tác hại của thực phẩm GMO
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu, các trung tâm y tế cho rằng lợi ích của công nghệ này cho cây trồng và môi trường chưa thấy đâu thì những nhiễu loạn sinh thái bắt đầu xảy ra; đơn cử như: gây hại không chủ định cho sinh vật khác, gây dị ứng, gây rối loạn sinh sản ở người, ức chế miễn dịch, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, kháng kháng sinh hoặc thậm chí là gây ung thư, dẫn tới bệnh tự kỉ ở trẻ em…
Nếu côn trùng không thể sống sót được sau khi ăn các loại thực phẩm này, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu chuột thí nghiệm và con người ăn chúng?

Trong một thí nghiệm năm 2011 của Pháp về GMO lên chuột, các con chuột ăn ngô biến đổi gen của Monsanto bị ung thư nghiêm trọng. Điều đáng nói là các nghiên cứu do Monsanto tự tiến hành chỉ kéo dài tối đa 3 tháng và họ tuyên bố kết quả là tuyệt đối an toàn, trong khi phòng thí nghiệm Pháp phát hiện các dấu hiệu ung thư chỉ xuất hiện từ tháng thứ 4 trở đi. Tỉ lệ tử vong của những con chuột ăn ngô BĐG tăng gấp 6 lần so với chuột chỉ ăn ngô bình thường. Xuất hiện các khối u với kích cỡ tối đa, các con cái gặp ung thư vú và con đực ung thư chủ yếu ở thận.
Quan trọng hơn hết, các con chuột bị cho ăn thực phẩm GMO chết do quá trình biến đổi gen của chính chúng – đồng nghĩa với việc khi ăn ngô biến đổi gen, hệ gen của chuột cũng bị thay đổi gây ung thư.
Chưa có tài liệu nào đủ lâu dài được thực hiện về những ảnh hưởng sức khoẻ mà GMO tác động lên con người. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng việc tiêu thụ loại thực phẩm nhân tạo, phi tự nhiên trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả chúng ta chưa thể lường trước được. Hệ gen con người bị phá huỷ dẫn đến suy thoái giống loài là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Hiện nay, 19 trong số 28 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu đã bỏ phiếu để cấm một phần hoặc toàn bộ các sinh vật biến đổi gen (GMO).
Xem thêm về thí nghiệm chuột GMO của Pháp tại đây.
Tài liệu
Dưới đây là loạt phim tài liệu để giúp ta hiểu rõ hơn về GMO và sự lừa dối của các nhóm lợi ích GMO/hóa chất/công nghiệp thực phẩm; gồm 11 clip ngắn & 1 phim dài 60’:
01 – Humanity,It’s Time To Wake Up Spoken Word – Hỡi nhân loại, đây là lúc chúng ta cất tiếng (Phụ đề Việt)
02 – Bought. Official Trailer – Trailer phim Bought (Phụ đề Việt) (GMO từ phút 1:20)
03 – Genetically Modified Food Dangers – Hiểm hoạ từ thực phẩm biến đổi gen (Phụ đề Việt)
05 – GMO Foods How To Tell, Truth About Genetically Modified Foods & Label GMO – Cách nhân diện thực phẩm GMO, Sự thật về thực phẩm biến đổi gen và các công ty GMO (Phụ đề Việt)
06 – 14-year-old Rachel Parent debates GMO’s Kevin O’Leary – Cô bé 14 tuổi, Rachel Parent tranh luận về GMO của Kevin O’ Leary (Phụ đề Việt)
07 – Monsanto’s Crimes Against Humanity with Jeffrey M.Smith – Bàn về tội ác phi nhân loại của Monsanto với Jeffrey Smith (Phụ đề Việt)
08 – Major Study Documents Nutritional and Food Safety Benefits of Organic Farming – Những lợi ích về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của trồng trọt hữu cơ bởi các tài liệu nghiên cứu lớn (Phụ đề Việt)
09 – GMO Documentary Genetic Roulette 17 minute trailer (Phụ đề Việt)
11 – Sustainable Agriculture – Nông nghiệp bền vững (Phụ đề Việt)
12 – Người Mỹ ốm nhiều hơn dân các nước công nghiệp phát triển khác (Phụ đề Việt)
Cách nhận biết thực phẩm biến đổi gen GMO
Nhận biết GMO qua hình thái bên ngoài
Các thực phẩm biến đổi gen thường có những đặc điểm như: kích thước lớn, đẹp, thơm ngon và mùi vị lạ hơn so với loại thực phẩm bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế, nông sản sở hữu những ưu điểm vượt trội trên cũng có thể được tạo ra bằng phương pháp lai tạo tự nhiên.
Nhận biết GMO bằng nhãn dán
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện theo quy định quốc tế. Nếu sản phẩm nào có hơn 5% thành phần là từ nguyên liệu biến đổi gen thì phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gen. Cụm từ tiếng Việt “biến đổi gen” được ghi bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng trên nhãn sản phẩm theo quy định.
Nếu bạn thấy trên sản phẩm đóng gói có nhãn dán ‘GMO-free’, ‘Non-GMO’, ‘USDA chứng nhận hữu cơ’ hoặc ‘Sản phẩm không có thành phần biến đổi gen’ thì các sản phẩm này có thể chứa GMO nhưng không quá 0,9%.
Nhận biết GMO bằng mã code
Các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng sẽ có mã code được dán trên sản phẩm. Bạn chỉ cần nhìn mã code là có thể nhận ra được đâu là thực phẩm biến đổi gen, đâu là thực phẩm hữu cơ tự nhiên.

Mã code của thực phẩm biến đổi gen sẽ gồm 5 chữ số và bắt đầu bằng chữ số 8. Còn nếu mã code bắt đầu bằng chữ số 9 hoặc 5 thì sẽ là thực phẩm hữu cơ tự nhiên.
Xem thêm: DANH SÁCH CÁC THỰC PHẨM GMO PHỔ BIẾN NHẤT
Kết luận
Như vậy, nhằm tránh tiêu thụ thực phẩm biến đổi gen, nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có nhãn dán ‘Non-GMO’ hoặc nhãn ‘USDA chứng nhận hữu cơ’ khi mua sắm. Lựa chọn tiêu thụ các thực phẩm hữu cơ sạch, được nuôi trồng tự nhiên và có nguồn gốc rõ ràng.
Nên tự nấu ăn tại nhà với các nguyên liệu hữu cơ. Tránh ăn đồ ăn chế biến sẵn nếu không rõ nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu. Hầu hết các loại thực phẩm trong siêu thị ngày nay được sản xuất với các thành phần từ cây trồng biến đổi gen.
Thật đơn giản, nếu đã hiểu, bạn hãy phổ biến tới người khác và cùng nhau không ăn, không mua, không bán, không trồng GMO.