Chồi thấy bài này hay quá nên share lại ạ! 😊
(Hien Pham Phu)
Mới nãy nghe tin bạn kia, một người theo hướng sử dụng nước ép rau, ăn raw và thụt tháo đại tràng vừa mất.
Và một tháng trước, nghe một người bạn cùng làm trong văn phòng công ty Samsung ngày xưa, mất sau khi nhịn ăn vì không bao giờ ăn trở lại được.
Nghe những điều buồn như vậy có lẽ những fan của raw food hay nhịn ăn rất là bối rối.
Đã đến lúc tôi nói thêm một chút về chuyện ăn uống để chữa bệnh. Để mọi người đỡ bối rối. Chắc sau bài này còn phải nói nhiều lắm, phần 4-5-6 hay tới phần 10 luôn cũng có thể.
Tôi chắc phải còn học nhiều về nguyên lý ăn uống này, nhưng những gì tôi biết trong quá trình tương tác với thiên nhiên và chữa lành – có thể soi sáng một chút vấn đề này.
Tôi nghiệm ra rằng, căn bản chung nhất, thức ăn có thể chia làm 2 phe. Một phe là thức ăn đã chết, còn phe kia là thức ăn còn sống.
Thức ăn “đã chết” là những thứ đồ khô, đồ ướp muối, ướp đường, cơm gạo, bánh mì v.v… như lạp xưởng, chuối sấy, nước mắm, nước tương. Nói chung là tất cả những thứ gì mà ngắt ra khỏi cái cây quá 2 ngày, hoặc từ con vật đã chết quá 1 ngày.
Thức ăn sống là những thứ đồ tươi mới hái trên cây xuống. Con vật mới bị thịt.
“Sức sống” trong những thứ mới hái xuống là gì mình không rõ, nhưng mình có cảm nhận được nó. Khi mình ăn/uống những thứ chết, bỗng dưng cảm thấy muốn thở dốc một chút. Cảm giác như cơ thể đang lấy bớt một phần sức sống trong hơi thở để đưa vào thức ăn khô kia, để biến nó sống lại để mà tiêu hoá.
Còn đồ sống thì mỗi khi ăn vô, nó như tiếp thêm hơi thở cho mình vậy. Nhưng rắc rối của đồ sống là khi ăn vô rồi, thì ít nhiều bụng sẽ lộn lạo, khó tiêu hoá. Phải nằm một đống một lúc mới ổn. Trong khi những thứ đồ khô thì việc tiêu hoá khá dễ dàng.
Bạn để ý cây mía thử xem. Cây mía ngọt ngon vậy, nhưng đàn kiến không bao giờ dám bu vô cắn ăn. Trái ổi trên cành ngọt ngon vậy, mà đàn kiến cũng chỉ bò quanh.
Nhưng nếu bạn chặt cây mía ra và quăng xuống đất, vài giờ sau đàn kiến sẽ bu vào.
Điều đó nói lên điều gì? Khi một cơ thể sinh vật muốn xâm chiếm và sử dụng một nguồn sinh lực khác – sẽ bị chống cự, không dễ đâu nha.
Những cây mạnh khoẻ trong vườn tôi, đố con sâu bọ nào dám cắn. Chúng chỉ dám cắn những cây yếu bệnh, mọc lên trên đất xấu thôi. Vì sao chúng không dám? Vì chúng biết hệ tiêu hoá của chúng sẽ phải đối mặt với một nguồn sinh lực mạnh. Và nếu không cẩn thận, không những không thể tiêu hoá được cái nguồn đó, có khi nguồn sinh lực mạnh đó còn phá banh hệ tiêu hoá, giết chết chúng.
Nhiều tín đồ của raw food cứ nói, ăn ổi chẳng hạn, cái dinh dưỡng cao nhất của trái ổi là cái vỏ. Nên tốt nhất là ăn cả vỏ.
Điều đó đúng, vỏ ổi là nơi sinh lực sống mạnh hơn ruột ổi. Sinh lực sống mạnh nhất ở những chỗ nhiều chua chát. Kèm theo sinh lực sống đó rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hoá v.v… đúng là một phần lợi nhuận quá lớn khó chối từ.
Nhưng cây ổi không muốn bạn ăn chúng khi hạt ổi bên trong còn chưa đủ già. Nên vỏ ổi càng non, cây sẽ càng bơm nhiều sinh lực sống vào nó. Sinh lực mạnh đến nỗi không con sâu bọ nào dám động vào. Sâu bọ nó mạnh vậy nó còn sợ, bạn nghĩ bạn là ai mà dám tìm cách chinh phục cái vỏ ổi đó.
Thế nên mấy bạn mới về vườn tưởng ngon, cứ bảo ăn cả vỏ ổi xanh đi. Sau khi về được hơn năm bỗng dưng nói sao người lạnh quá, sao thấy không khoẻ chung chung v.v… ờ, ngạc nhiên chưa, về vườn có thể làm bạn chết dần mòn, nếu không biết tự lượng sức mình
Thế nên trước khi bạn nhai nuốt cái vỏ ổi đó, xin tự hỏi tiếp một câu cực kỳ quan trọng: liệu hệ tiêu hoá của bạn có chiến thắng được nguồn sinh lực của vỏ ổi hay vỏ ổi sẽ tàn phá hệ tiêu hoá của bạn.
Có khi tôi nhìn thấy những điều rất lạ kỳ: những anh đồng bào dân tộc mạnh khoẻ, bỏ nguyên trái cà dại vào miệng nhai nhồm nhoàm, hay vắt cả chục trái chanh vào miệng.
Với tôi mà làm như thế đồng nghĩa với cái chết. Tôi còn không dám ăn chanh nữa cơ đấy, chớ nói gì quất chục trái chanh tươi vào miệng. Cà chua trổng bình thường mà nấu lên rồi tôi còn chạy huống gì là cà dại dân tộc ăn tươi.
Thế mà họ ăn được, và càng ăn họ càng khoẻ hơn. Sau khi ăn những món đó, anh dân tộc có lẽ xoạc được 5-10 cô người Kinh một đêm chớ không ít. Còn tôi thì ăn rất kỹ mà có một cô người Kinh thôi cô ta còn chê tôi yếu.
Thế nên tôi tự hỏi anh người dân tộc hơn tôi cái chỗ nào?
Ví von vầy đi cho dễ hiểu:
Có thể mẹ anh ta sinh ra, cho anh ta 1000 sinh lực sống. Vì vốn mẹ anh ta cũng ở núi rừng, sinh lực bà ta nhiều. Khi lớn lên trong rừng anh ta ăn đồ rừng, hít khí rừng, nên gom được thêm 1000 nữa. Anh ta có 2000. Mà trái cà kia chỉ có 100 sinh lực sống, nên anh ta chinh phục nó dễ dàng. Và sau khi ăn nó anh ta có 2100, càng ngày càng mạnh hơn, thành siêu nhân xoạc luôn, nói vui vậy đi.
Còn tôi mẹ tôi cho 10 sinh lực sống, nói vậy vì mẹ tôi cũng là người thành thị sức khoẻ yếu ớt như tôi, khi lớn lên trong thành thị tôi ăn đồ chợ, hít khí xe máy, nên sau 30 năm có thêm 10 sinh lực. Thế nên tôi có 20. Và trái cà 100 sinh lực đương nhiên sẽ đi qua ống tiêu hoá tôi, phá banh nó, và tôi phải tiêu chảy hay thải nó ra trong một đống phân lợn cợn lộn lạo đen xanh mà chẳng thu được gì.
Thế nên tôi chậc lưỡi… thôi thì đó là số phần. Người ta nhìn tôi người Kinh, có chút ít tiền, biết lái xe hơi, nghĩ tôi may mắn hơn người dân tộc. Tôi biết họ nghĩ thế là sai, nhưng chẳng giải thích dài dòng nổi. Tôi chỉ tự nhủ với mình, phải biết người biết ta trong việc ăn uống. Phải cẩn thận cả đời, nuôi lên từ từ.
Và khi tôi trồng lên được thứ gì đó hoàn toàn tự nhiên trong vườn tôi, tôi cũng hiểu được sức mạnh của chúng.
Đôi khi tôi không có gì ăn, buộc ra chợ mua món trái cây gì đó.
10 lần như 10 tôi cắn vào tí, rồi nhổ toẹt ra: “thứ rác rưởi gì đây?”
Lạt toẹt. Không những lạt toẹt, mà có cái gì bên trong tôi đòi đẩy những thứ thức ăn đó ra, không cho nuốt vào. Bên trong nó bảo: cái lạt toẹt là cái sự thiếu sinh lực, còn cái bị đẩy ra là những thứ hoá học độc hại.
(Trừ bột ngọt, bột ngọt vẫn lừa được cơ thể tôi)
Thật ra, mười cái vỏ ổi trổng hoá học, không nhiều sinh lực bằng một xíu ruột ổi trồng tự nhiên. Rõ ràng khi ăn, tôi cảm nhận được những thứ trồng độc canh hoá học, sinh lực rất yếu ớt. Cảm giác như tôi có 20 sinh lực, mà ăn một trái ổi mua ngoài, tôi cộng thêm được 0.000001 sinh lực, kiểu vậy.
Chẳng bõ công tiêu hoá. Chưa nói là sau khi tiêu hoá xong còn phải mất sinh lực, mất chất để thải một số độc tố của thuốc trừ sâu trừ nấm có trong những thức ăn đó.
Thà nhịn, đợi ổi và trái cây trong vườn.
Mà mẹ kiếp, cái đất chó ăn đá gà ăn muối này, trồng sấp mặt 6 năm rồi cây mới cao có qua đầu.
Thôi thì ít ra cũng có ổi! Nhưng ăn ổi thì ăn làm sao? Ờ tôi hiểu rằng tôi chưa đủ mạnh để nuốt cả vỏ ổi trong vườn tôi nên tôi thường gọt bỏ nó đi. Tiếc lắm, nhưng phải làm. Vì cây nào tôi trồng cũng vậy, chúng mạnh lắm, không con gì dám ăn chúng raw, kể cả tôi.
Thêm nữa, tôi đợi chín. Khi trái ổi dần chín, sinh lực trong vỏ ổi bị cây rút dần đi, bồi vào trong hạt hay đưa ngược trở lại cây. Vỏ ổi trở nên vàng và hấp dẫn. Lúc đó tôi cắn vào vỏ ổi định nhổ nó ra, nhưng có cái gì bên trong tôi bảo cứ nhai nuốt nó đi, tôi làm theo, và tôi ổn.
Cái gì bên trong mách bảo, chính là cái nên làm. Mỗi người có một mách bảo khác nhau.
Mấy bạn raw food hãy ngẫm nghĩ về điều này.
Còn đồ khô thì sao? Đồ khô liên quan tới một thứ chất gọi là histamine – DAO và nhiệt độ trong nấu ăn thay đổi chúng ra sao. Từ từ nói tiếp viết dài quá người ta chửi