Bởi Do Hoang Tung
Góc nhìn từ Huyền học phương Đông
Tham gia các nhóm hướng tới ăn uống lành mạnh, mình thường xuyên bắt gặp các bạn than phiền: Sao tôi ăn đồ thô, uống nước ép xong lại bị đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy?
Lý do sâu xa là vì các bạn đọc sách vở phương Tây và rập khuôn theo mà không biết rằng khí hậu, thổ nhưỡng và sinh lý cơ thể con người ở phương Tây và phương Đông có nhiều điểm khác nhau.
Phương Tây khí hậu nhìn chung là lạnh giá, tức là ở thế giới bên ngoài Âm khí nhiều. Để chống chịu được cái lạnh, Dương khí của cơ thể phải thu vào bên trong. Chính vì vậy, họ phù hợp với việc tiếp thu đồ ăn mang tính Hàn. Ăn thô, uống nước ép tuy là giữ được nhiều chất dinh dưỡng, nhưng cũng giữ nguyên cả Hàn khí của rau củ.
Ngược lại, ở phương Đông, nhất là xứ nhiệt đới ẩm như Việt Nam, khí hậu nhìn chung là ấm áp, có nhiều tháng còn nắng nóng khủng khiếp. Tức là Dương khí ở bên ngoài nhiều. Để chống chọi với cái nóng nực bên ngoài, cơ thể phải xuất ra mổ hôi để giảm nhiệt lượng, Dương khí bên trong cơ thể cũng bị thoát ra theo. Do đó con người phương Đông nhìn chung là Âm tính hơn người phương Tây. Để hỗ trợ cơ thể cân bằng với thời tiết bên ngoài, chúng ta nên ăn chín, uống sôi nhiều hơn là ăn thô, uống sống… Vì qua quá trình nấu nướng, thức ăn được hấp thụ thêm nhiệt lượng, tăng cường Dương khí.

Khi hiểu cơ chế này, bạn sẽ hiểu vì sao mùa hè mà không để ý, ăn nhiều đồ lạnh chút thì rất dễ bị tiêu chảy. Nên nhớ ngay cả những món rau sống trong bữa ăn truyền thống của người Việt cũng rất nhiều loại rau mang tính dương (hầu hết các loại rau có mùi vị thơm nồng), hoặc tính cân bằng, chống độc, chống đầy bụng, giải cảm…
Vì vậy, nếu đường tiêu hoá của bạn yếu, thì có khả năng nó đang gặp vấn đề. Nên khám và chữa Bác sĩ Tây y hoặc Đông y có uy tín. Nếu vẫn muốn ăn thô, uống nước ép thì nên chọn những loại mang tính dương mà dùng (xem thêm ảnh minh họa). Nhanh nhất là sau mỗi bữa làm thêm vài lát gừng, giềng, hoặc vài cây xả.
Bài viết gốc: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10221022069167887&id=1427127973&m_entstream_source=timeline&ref=bookmarks